Có nhiều diện để làm visa Nhật Bản như: du lịch, thăm thân, công tác khiến cho nhiều khách hàng ở Hà Nội bối rối khi tiến hành làm visa. Vậy thủ tục xin visa Nhật Bản ở Hà Nội gồm những gì? Làm ở đâu? Hy vọng những thông tin mà Visa cấp tốc cung cấp dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp được những câu hỏi trên.
1. Xin visa Nhật Bản có khó không?
Xin visa Nhật Bản ở thời điểm hiện nay là không khó. Bởi vì, Nhật Bản đang mở rộng thu hút các bạn trẻ đến học tập và làm việc. Tuy nhiên, xin visa đến bất kỳ nước nào thì bạn cũng phải trải qua quá trình chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đầy đủ.

Tìm hiểu thủ tục làm visa nhật bản
Việc tìm hiểu kỹ thủ tục xin visa Nhật Bản sẽ giúp bạn xin visa được nhanh chóng và thuận lợi hơn.
2. Các loại visa Nhật Bản hiện nay
a. Visa doanh nghiệp, du lịch
Người nước ngoài có quốc tịch của 1 trong hơn 50 quốc gia mà Nhật Bản cho phép miễn visa tạm thời. Thì chỉ cần hộ chiếu hợp lệ là đã có thể nhập cảnh vào Nhật Bản dưới hình thức du lịch hoặc thương gia.
Với visa tạm thời bạn sẽ được phép lưu trú tại Nhật tối đa là 90 ngày. Và với visa tạm thời, bạn sẽ không được phép tham gia kinh doanh, mua bán.
Hiện nay, có rất nhiều lao động Việt Nam đi XKLĐ Nhật Bản bất hợp pháp theo dạng này. Xin visa du lịch nhưng sau đó bỏ trốn ra ngoài làm việc, ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Trường hợp này, nếu bị cảnh sát bắt, bạn sẽ bị trục xuất về nước và không còn cơ hội quay lại Nhật Bản.
b. Visa lao động
Người nước ngoài muốn làm việc tại Nhật Bản cần phải có visa lao động từ đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật cấp.
Có hơn 12 loại hình visa lao động, mỗi loại cho phép người sở hữu nó được phép làm việc trong các loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như phóng viên, nghệ thuật, nghiên cứu, kỹ thuật, giáo dục, dịch vụ quốc tế…
Trường hợp bạn đổi việc trong thời gian ở Nhật và công việc mới không nằm trong lĩnh vực được phép thì bạn cần thay đổi loại visa.
Người muốn xin cấp visa lao động phải được 1 công ty tại Nhật chấp nhận hoặc là có 1 người bảo lãnh.
Visa lao động thông thường sẽ được cấp theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn.
c. Visa du học Nhật Bản
Người nước ngoài muốn học tập tại Nhật cần có visa du học được cấp bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán mới có thể nhập cảnh dưới hình thức lưu trú du học dài hạn.
Có nhiều loại visa du học và được phân biệt bởi hình thức học tập: trước đại học, đại học, chương trình trao đổi văn hóa…Để nhận được visa du học, bạn cần xác nhận của nhà trường bạn sẽ theo học và chứng minh đủ tài chính trong suốt quá trình học tập tại Nhật.
Thời hạn của visa du học có thể kéo dài từ 3 tháng đến 4 năm 3 tháng – tùy chương trình học. Du học sinh không được phép tham gia lao động tính lương, trừ trường hợp có giấy phép của Cục xuất nhập cảnh. Trong trường hợp có giấy phép cũng chỉ được làm việc trong giới hạn giờ quy định là không quá 28 giờ/tuần.
d. Visa vợ chồng hoặc người phụ thuộc
Người nước ngoài kết hôn với một người mang quốc tịch Nhật hoặc với người có visa vĩnh trú tại Nhật thì có thể lấy visa vợ chồng. Cho phép họ kết hôn và buôn bán tại Nhật.
Visa loại này được cấp theo kỳ hạn là 6 tháng, 1 năm, 3 năm, 5 năm và có thể gia hạn.
Vợ (chồng) của người nước ngoài – những người đang sống tại Nhật với hình thức lưu trú được phép lao động, có thể nộp đơn để xin cho 1 visa người phụ thuộc. Visa người phụ thuộc sẽ được cấp với kỳ hạn từ 3 tháng đến 5 năm và có thể làm thủ tục gia hạn visa Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, người phụ thuộc không được phép tham gia kinh doanh, buôn bán (trừ khi họ có giấy phép từ cục xuất nhập cảnh). Ngay cả khi có giấy phép thì người phụ thuộc cũng chỉ có thể làm việc với khoảng thời gian trong tuần bị giới hạn.
e. Visa lưu trú Y tế.
Thị thực dành cho bệnh nhân nước ngoài muốn đến Nhật Bản với mục đích chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế tại các cơ quan y tế, bệnh viện của Nhật Bản. Các hoạt động y tế được cấp phép có thể kể đến bao gồm: khám tổng quan, xét nghiệm, chăm sóc nha khoa và nghỉ dưỡng. Được cấp thị thực nhiều lần nếu cần thiết.
Tuy nhiên, trường hợp này chỉ được cấp trong trường hợp thời gian ở Nhật mỗi lần dưới 90 ngày. Người đăng ký được yêu cầu xuất trình Kế hoạch chữa bệnh cụ thể tại Nhật hoặc bảo đảm của người bảo lãnh.
Tìm hiểu hồ sơ, thủ tục xin visa đi Nhật
a. Visa ngắn hạn: Thăm người thân, gia đình, họ hàng (có quan hệ 3 đời)
Hồ sơ xin visa Nhật Bản gồm:
- 1. Hộ chiếu
- 2. Tờ khai xin cấp visa
- 3. 1 ảnh kích thước 4,5 x 4,5 cm, phông trắng
- 4. Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, bản sao hộ khẩu.
- 5. Tài liệu chứng minh khả năng tài chính để chi trả chi phí cho chuyến đi: như giấy chứng nhận thu nhập được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng.
b. Visa ngắn hạn: Đi du lịch, thăm bạn bè
Thủ tục cấp visa Nhật Bản diện du lịch, bạn bè gồm:
- 1. Hộ chiếu
- 2. Tờ khai xin cấp visa
- 3. 01 ảnh 4,5 x 4.5 cm
- 4. Tài liệu chứng minh mối quan hệ bạn bè (trừ trường hợp đi du lịch có thông qua các đại lý du lịch): Ảnh chụp chung, email, thư từ, bản kê chi tiết các cuộc gọi.
- 5. Tài liệu chứng minh khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi: Giấy chứng nhận thu nhập, giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng.
c. Đi lao động, du học, đi học tiếng, vợ/chồng người Nhật- Visa dài hạn
Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm việc tại Nhật với mục đích sinh lời. Đề nghị phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp nơi gần nhất.
Thủ tục xin visa Nhật Bản gồm:
- Hộ chiếu
- Tờ khai xin cấp visa
- 01 ảnh 4,5 x 4,5 cm, phông trắng
- Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật bản gốc và 1 bản copy
- Tài liệu tương ứng với tư cách lưu trú
-
- Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học
- Trường hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng: Bản hợp đồng lao động, giấy thông báo tuyển dụng..
- Trường hợp vợ/chồng người Nhật: Bản sao hộ tịch sau khi đã nhập hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp.
- Trường hợp đi hoạt động lao động đặc biệt (lao động xây dựng, lao động đóng tàu): Bản hợp đồng lao động.
Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy vào trường hợp mà Đại sứ quán hoặc Bộ ngoại giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác.
1 Comment